Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Phân tích điều kiện lao động

1) Một số khái niệm cơ bản

a - Điều kiện lao động:

   - Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật, kinh tế, tổ chức thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng, tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất.
   - Điều kiện lao động có ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng con người. Những công cụ và phương tiện có tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại gây khó khăn nguy hiểm cho người lao động, đối tượng lao động. Đối với quá trình công nghệ, trình độ cao hay thấp, thô sơ, lạc hậu hay hiện đại đều có tác động rất lớn đến người lao động. Môi trường lao động đa dạng, có nhiều yếu tố tiện nghi, thuận lợi hay ngược lại rất khắc nghiệt, độc hại, đều tác động rất lớn đến sức khỏe người lao động.

b - Các yếu tố nguy hiểm và có hại:

   - Yếu tố nguy hiểm có hại là các yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong điều kiện lao động. Cụ thể là:
        + Các yếu tố vật lý như nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi, …
        + Các yếu tố hóa học như hóa chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ, …
        + Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn trùng, rắn, …
        + Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chổ làm việc, nhà xưởng chật hẹp, mất vệ sinh, …
        + Các yếu tố tâm lý không thuận lợi, ...

c - Tai nạn lao động:

   - Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong qúa trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động. Nhiễm độc đột ngột cũng là tai nạn lao động.
   - Tai nạn lao động được phân ra: Chấn thương, nhiễm độc nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp
      * Chấn thương: là tai nạn mà kết quả gây nên những vết thương hay huỷ hoại một phần cơ thể người lao động, làm tổn thương tạm thời hay mất khả năng lao động vĩnh viễn hay thậm chí gây tử vong. Chấn thương có tác dụng đột ngột.
      * Bệnh nghề nghiệp: là bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại, bất lợi (tiếng ồn, rung động, ...) đối với người lao động. Bênh nghề nghiệp làm suy yếu dần dần sức khoẻ hay làm ảnh hưởng đến khả năng làm việc và sinh hoạt của người lao động. Bệnh nghề nghiệp làm suy yếu sức khoẻ người lao động một cách dần dần và lâu dài.
      * Nhiễm độc nghề nghiệp: là sự huỷ hoại sức khoẻ do tác dụng của các chất độc xâm nhập vào cơ thể người lao động trong điều kiện SX.

2) Phân tích điều kiện lao động - các nguyên nhân gây ra tai nạn.

   - Mặc dù chưa có phương pháp chung nhất phân tích chính xác nguyên nhân tai nạn cho các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất nhưng có thể phân tích các nguyên nhân theo các nhóm sau:

a - Nguyên nhân kỹ thuật:

   - Thao tác kỹ thuật không đúng, không thực hiện nghiêm chỉnh những quy định về kỹ thuật an toàn, sử dụng máy móc không đúng đắn.
   - Thiết bị máy móc, dụng cụ hỏng.
   - Chổ làm việc và đi lại chật chội.
   - Các hệ thống che chắn không tốt, thiếu hệ thống tín hiệu, thiếu cơ cấu an toàn hoặc cơ cấu an toàn bị hỏng
   - Dụng cụ cá nhân hư hỏng hoặc không thích hợp, ...

b - Nguyên nhân tổ chức:

   - Thiếu hướng dẫn về công việc được giao, hướng dẫn và theo dõi thực hiện các quy tắc không được thấu triệt...
   - Sử dụng công nhân không đúng nghề và trình độ nghiệp vụ.
   - Thiếu và giám sát kỹ thuật không đầy đủ, làm các công việc không đúng quy tắc an toàn.
   - Vi phạm chế độ lao động.

c - Nguyên nhân vệ sinh môi trường:

   - Môi trường không khí bị ô nhiễm hơi, khí độc, có tiếng ồn và rung động lớn.
   - Chiếu sáng chổ làm việc không đầy đủ hoặc quá chói mắt.
   - Không thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu về vệ sinh cá nhân...
   - Điều kiện vi khí hậu không tiện nghi.

3) Khai báo điều tra và thống kê tai nạn lao động

a - Khai báo điều tra:

   - Khi xảy ra tai nạn lao động, người sử dụng lao động phải tổ chức việc điều tra, lập biên bản, có sự tham gia của BCH CĐ cơ sở. Biên bản phải ghi đầy đủ diễn biến của vụ tai nạn, thương tích nạn nhân, mức độ thiệt hại, nguyên nhân xảy ra, quy trách nhiệm để xảy ra tai nạn lao động. Biên bản có chữ ký của người lao động và đại diện BCH CĐ cơ sở.
   - Tất cả các vụ tai nạn lao động, các trường hợp bị bênh nghề nghiệp đều phải được khai báo, thống kê và báo cáo theo quy định của Bộ LĐ-TB và XH, Bộ Y tế. Công tác khai báo, điều tra phải nắm vững, kịp thời, đảm bảo tính khách quan, cụ thể, chính xác.
   - Khi tai nạn lao động nhẹ, công nhân nghỉ việc dưới 3 ngày:
        + Quản đốc phân xưởng, đội trưởng đội sản xuất phải ghi sổ theo dõi tai nạn lao động của đơn vị mình, báo cáo cho cán bộ bảo hộ lao động của đơn vị để ghi vào sổ theo dõi tai nạn.
        + Cùng với công đoàn phân xưởng, đội sản xuất tổ chức ngay việc kiểm điểm trong đơn vị mình để tìm nguyên nhân tai nạn, kịp thời có biện pháp phòng ngừa cần thiết.
   - Khi tai nạn lao động nhẹ, công nhân nghỉ việc 3 ngày trở lên:
       + Quản đốc phân xưởng, đội trưởng đội sản xuất báo ngay sự việc cho giám đốc đơn vị biết, ghi sổ theo dõi đồng thời báo cáo cho cán bộ bảo hộ lao động biết.
       + Trong 24 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn, cùng với công đoàn phân xưởng, đội sản xuất lập biên bản điều tra tai nạn gửi cho giám đốc đơn vị phê duyệt.
   - Khi tai nạn lao động nặng, công nhân nghỉ việc 14 ngày trở lên:
        + Quản đốc phân xưởng báo ngay sự việc cho giám đốc đơn vị biết. Giám đốc đơn vị có trách nhiệm báo cáo ngay cho cơ quan lao động và công đoàn địa phương biết.
   - Trong 24 giờ kể từ khi xảy ra tai nạn, giám đốc đơn vị cùng với công đoàn cơ sở tổ chức điều tra trường hợp xảy ra tai nạn lao động, nguyên nhân tai nạn và xác định trách nhiệm gây tai nạn.
   - Sau khi điều tra, giám đốc đơn vị phải lập biên bản điều tra: nêu rõ hoàn cảnh và trường hợp xảy ra, nguyên nhân tai nạn, kết luận về trách nhiệm để xảy ra tai nạn và đề nghị xử lý, đề ra các biện pháp ngăn ngừa tương tự.
   - Tai nạn chết người hoặc tai nạn nghiêm trọng (làm bị thương nhiều người cùng 1 lúc, trong đó có người bị thương nặng):
        + Quản đốc phải báo ngay sự việc cho cơ quan lao động, công đoàn, y tế địa phương và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp biết. Đối với tai nạn chết người phải báo cho công an, Viện Kiểm sát nhân dân địa phương, Bộ LĐ-TB và XH, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
        + Các cơ quan có trách nhiệm phải nhanh chóng tới nơi xảy ra tai nạn. Việc tổ chức điều tra nguyên nhân và xác định trách nhiệm để xảy ra tai nạn phải được tiến hành trong vòng 48 giờ và do tiểu ban điều tra thực hiện.
        + Căn cứ vào kết quả điều tra, tiểu ban điều tra phải lập biên bản nêu rõ nêu rõ hoàn cảnh và trường hợp xảy ra, nguyên nhân tai nạn, kết luận về trách nhiệm để xảy ra tai nạn và đề nghị xử lý, đề ra các biện pháp ngăn ngừa tai nạn tái diễn.
        + Biên bản điều tra tai nạn phải được gửi cho cơ quan lao động, y tế, công đoàn địa phương, cơ quan chủ quản, Bộ LĐ-TB và XH, Tổng Liên đoàn lao động VN.

b - Phương pháp phân tích nguyên nhân

   - Việc nghiên cứu, phân tích nguyên nhân nhằm tìm ra được những quy luật phát sinh nhất định, cho phép thấy được những nguy cơ tai nạn. Từ đó đề ra biện pháp phòng ngừa và loại trừ chúng. Thông thường có các biện pháp sau đây:
     * Phương pháp phân tích thống kê:
   - Dựa vào số liệu tai nạn lao động, tiến hành thống kê theo nghề nghiệp, theo công việc, tuổi đời, tuổi nghề, giới tính, thời điểm trong ca, tháng và năm. Từ đó thấy rõ mật độ của thông số tai nạn lao động để có kế hoạch tập trung chỉ đạo, nghiên cứu các biện pháp thích hợp để phòng ngừa.
   - Sử dụng phương pháp này cần phải có thời gian thu thập số liệu và biện pháp đề ra chỉ mang ý nghĩa chung chứ không đi sâu phân tích nguyên nhân cụ thể của mỗi vụ tai nạn.
     * Phương pháp địa hình:
   - Dùng dấu hiệu có tính chất quy ước đánh dấu ở những nơi hay xảy ra tai nạn, từ đó phát hiện được các tai nạn do tính chất địa hình.
     * Phương pháp chuyên khảo:
   - Nghiên cứu các nguyên nhân thuộc về tổ chức và kỹ thuật theo các số liệu thống kê.
   - Phân tích sự phụ thuộc của nguyên nhân đó với các phương pháp hoàn thành các quá trình thi công và các biện pháp an toàn đã thực hiện.
   - Nêu ra các kết luận trên cơ sở phân tích.
 (Nhiều nguồn)

An toàn vệ sinh lao động trong ngành lắp ráp điện tử: vấn đề cần quan tâm

Thoạt trông, cứ ngỡ môi trường làm việc của công nhân lắp ráp điện tử là lý tưởng với sự vệ sinh tuyệt đối. Nơi làm việc của họ là các "phòng sạch", kín với hệ thống điều hòa, luôn chênh lệch so với nhiệt độ bên ngoài 5 - 12 độ C, vào những ngày hè nóng thì khoảng cách này càng tăng. Trong môi trường vi khí hậu chênh lệch như vậy, những tác động về thay đổi nhiệt trong cơ thể con người là không tránh khỏi.

   - Việc phát triển ngành lắp ráp điện tử đã có những đóng góp tích cực trong giải quyết việc làm cho lao động, nhất là lao động phổ thông khu vực nông thôn và góp phần tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo... Tuy nhiên, đằng sau ánh hào nhoáng của các sản phẩm điện tử và sự phát triển công nghiệp là những mặt tối mà chúng ta đáng phải quan tâm. Đó là vấn đề an toàn lao động, vấn đề về nguy hại sức khỏe và bệnh nghề nghiệp đang ngày đêm tiềm ẩn và có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào đối với những người công nhân trực tiếp sản xuất.
   - Trong quá trình khảo sát, nhiều lao động đã phản ánh việc thường xuyên đau mỏi xương khớp do tư thế làm việc, ù tai, thậm chí suy giảm thị lực từ 10/10 xuống còn 5/10…
   - Một vấn đề đáng lưu ý là thời gian các công nhân gắn bó với công việc này thường ngắn, nguyên nhân là do tâm lý e ngại công việc ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Đa số lao động được khảo sát đều có tuổi nghề dưới 3 năm.
   - Đặc biệt trong tổng số hơn 200.000 lao động trong ngành này, có tới 80-85% là lao động nữ từ 18-30 tuổi. Những lao động này đều đang ở độ tuổi sinh sản nên yêu cầu đảm bảo an toàn lao động lại càng cấp thiết hơn.
   - Tại cuộc hội thảo “An toàn môi trường và sức khỏe nghề nghiệp trong các nhà máy sản xuất và lắp ráp điện tử: Kinh nghiệm quốc tế và hướng giải pháp cho Việt Nam” được tổ chức hồi tháng 1/2014 mới đây, ông Sajniv Pandita - Giám đốc ARMC và Tiến sĩ – Bác sỹ Thomas H.Gassert (Khoa Y tế công cộng – Đại học Harvard) khẳng định, hóa chất độc hại là nguyên liệu cần thiết trong qúa trình sản xuất thiết bị điện tử và cũng là yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người lao động, cộng đồng và môi trường. Vấn đề này đã được nhiều quốc gia trên thế giới từ Mỹ, đến Scotland, Hàn Quốc  đưa ra cảnh báo.
   - Theo nghiên cứu, hiện nay 50% các sản phẩm điện tử được sản xuất tại châu Á và nhiều công ty điện tử ở đây vẫn sử dụng các hóa chất độc hại đã bị cấm ở châu Âu. TS.BS Thomas H. Gassert còn cho biết, có khoảng 68.000 loại hóa chất bao gồm nhiều loại axit, kiềm, khí đông lạnh, xyanua, chất phụ gia, chất độn, kim loại, chất oxy hóa, chất bán dẫn, dung môi... đang được sử dụng trong ngành công nghiệp điện tử nhưng chưa hề được kiểm chứng tác động đến con người và ngay cả kiểm chứng trên động vật cũng rất ít.
   - Các loại hóa chất độc hại này về lâu dài có thể gây nên các bệnh nghề nghiệp như bệnh ung thư, bệnh liên quan đến sinh sản và trước mắt là gây nên các bệnh căng thẳng thần kinh, đau mỏi cơ thể, giảm khả năng thị giác, thính giác. Ông Sanjiv Pandita, Giám đốc Trung tâm giám sát nguồn nhân lực châu Á – AMRC phân tích: Đằng sau vẻ đẹp long lanh của chiếc điện thoại Iphone hào nhoáng là rất nhiều hóa chất, kim loại như chì, crom, thủy ngân, kim loại nặng.... Trong quá trình sản xuất, các hóa chất đó cùng các chất dung môi, khí độc và bức xạ toả ra. Nguy cơ cho sức khoẻ người lao động đến từ rất nhiều khâu: ảnh hưởng của axít trong quá trình ăn mòn, làm sạch thiết bị; chất khí dễ cháy nổ; hơi khói độc từ các dung môi làm sạch, mạ phủ kim loại, quang hóa; điện từ trường cao, tia laze, cực tím và phóng xạ...
   - Có thể nói, tại nơi làm việc, công nhân ngành điện tử phải đối mặt với điện từ trường, bụi kim loại, hơi khí độc, hóa chất, tia cực tím, phóng xạ... Những yếu tố độc hại này tồn tại trong đa số công đoạn, ví dụ hàn các chi tiết, linh kiện điện tử, hoặc khi làm vệ sinh thiết bị, cần dùng Flux, là một hỗn hợp hóa chất bao gồm dung môi và axít, tẩy sạch bề mặt kim loại. Các nghiên cứu của các chuyên gia y tế đã chỉ rõ tác hại của điện từ trường đến hệ thần kinh trung ương như ảnh hưởng tới tuần hoàn não gây nhức đầu, ăn ngủ kém, giảm trương lực cơ, tăng tiết mồ hôi, đầu ngón tay xanh tím dẫn đến cơ thể bị suy nhược; đục thủy nhân mắt, tổn thương giác mạc; biến đổi sinh lý hồng cầu, bạch cầu, ảnh hưởng đến buồng trứng, tinh hoàn nếu tiếp xúc liều cao.
lắp ráp điện tử

   - Thoạt trông, cứ ngỡ môi trường làm việc của công nhân lắp ráp điện tử là lý tưởng với sự vệ sinh tuyệt đối. Nơi làm việc của họ là các "phòng sạch", kín với hệ thống điều hòa, luôn chênh lệch so với nhiệt độ bên ngoài 5 - 12 độ C, vào những ngày hè nóng thì khoảng cách này càng tăng. Trong môi trường vi khí hậu chênh lệch như vậy, những tác động về thay đổi nhiệt trong cơ thể con người là không tránh khỏi.
   - Một tác động đáng kể đến sức khỏe của người lao động nữa là tư thế làm việc và cường độ công việc. Công nhân chủ yếu ngồi hoặc đứng trong tư thế tĩnh tại suốt cả ca làm việc chừng 12 tiếng. Độ đơn điệu của thao tác khiến con người hành động như một chiếc máy, không kể tốc độ các thao tác cực nhanh khiến họ phải tập trung cao độ. "Có chi tiết của máy in cần 500 - 600 động tác/giờ. Các con chíp siêu nhỏ, gắn bằng kính hiển vi, làm việc trên màn hình gây căng thẳng thị giác cho người thực hiện. Mắt kéo sát trong một khoảng cách cố định gây căng cơ mắt".
   - Báo cáo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế cho biết, có khoảng 28.000 lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp trong đó khoảng 10% liên quan đến hóa chất. Quan ngại hơn, trong tổng số hơn 200.000 lao động trong ngành này, có trên 90% là lao động nữ từ 18 - 30 tuổi. Những lao động này đều đang ở độ tuổi sinh sản nên yêu cầu bảo đảm an toàn lao động lại càng cấp thiết hơn.
   - Theo số liệu của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), mỗi năm có 160 triệu người mắc bệnh nghề nghiệp, có khoảng 438.000 người bị chết do hóa chất nguy hiểm gây ra. 
   - Theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới (WHO), hơn 9% số trường hợp ung thư phổi bắt nguồn từ các sản phẩm hóa chất, 800.000 trẻ em bị nhiễm độc hóa chất.
   - Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục là địa điểm thu hút đầu tư của nhiều tập đoàn điện tử lớn trên thế giới. Để Việt Nam phát triển một nền công nghiệp điện tử an toàn, bền vững, tại cuộc hội thảo “An toàn môi trường và sức khỏe nghề nghiệp trong các nhà máy sản xuất và lắp ráp điện tử: Kinh nghiệm quốc tế và hướng giải pháp cho Việt Nam” , các chuyên gia đều nhất trí cho rằng cần phải tập trung đánh giá, nghiên cứu toàn diện về an toàn, vệ sinh lao động trong ngành điện tử của Việt Nam hiện nay. Đồng thời rà soát, hoàn thiện các văn bản pháp luật về tiêu chuẩn an toàn lao độngliên quan đến lĩnh vực sản xuất này.
   - Các doanh nghiệp điện tử không phải không biết về những nguy cơ từ môi trường làm việc đối với sức khỏe công nhân lao động của mình. Nhưng họ sợ, nên không muốn công khai điều đó. Trong khi đó, công nhân đa phần là lao động phổ thông từ các làng quê, thiếu thông tin, không có kỹ năng bảo hộ lao động. Chính vì vậy, doanh nghiệp muốn bảo vệ đội ngũ lao động của mình và thể hiện trách nhiệm xã hội, thì phải công bố danh mục các hóa chất sử dụng trong các công đoạn sản xuất, nguy cơ của chúng và hướng dẫn người lao động về biện pháp bảo hộ.
bao ho lao dong trong lap rap dien tu

   - Ông Đặng Quang Điều, Trưởng ban Chính sách-Pháp luật (Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam) cho rằng bản thân doanh nghiệp chưa tự giác công khai danh mục các hóa chất độc hại đang sử dụng nên công đoàn không có đủ thông tin để cảnh báo người lao động tự bảo vệ bản thân. Vì vậy, trong dự thảo Luật An toàn vệ sinh lao động do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang soạn thảo cần phải quy định cụ thể việc công khai thông tin để có cơ sở, phương án bảo vệ người lao động. Ông Điều cũng cho rằng các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử cần phải tăng cường khám sức khỏe cho người lao động để phát hiện sớm những bệnh do ảnh hưởng của hóa chất, sóng điện từ… và có biện pháp phòng ngừa cho người lao đồng khi tiếp xúc với linh kiện độc hại...Đồng thời cũng cần tăng cường tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra về vấn đề an toàn vệ sinh lao động, khám sức khỏe tại những nhà máy này. Cần phải thực hiện nghiêm túc việc lập hồ sơ sức khỏe của công nhân, từ trước, trong và sau quá trình làm việc tại các nhà máy điện tử.
   - TS. Bác sĩ Thomas H.Gassert - Khoa Y tế công cộng (ĐH Harvard) là người có nhiều năm nghiên cứu về bệnh nghề nghiệp, trong đó có bệnh nghề nghiệp của công nhân ngành điện tử cho rằng cần có một hệ thống thanh tra giám sát đủ hiệu lực, được tập huấn đầy đủ, có mặt ngay tại doanh nghiệp, nói cách khác là có đại diện của người lao động ngay trong Ban y tế của các nhà máy. Đội ngũ này phải được đào tạo, tập huấn đầy đủ. Đây cũng là nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Tổ chức công đoàn cần kịp thời thông tin, tuyên truyền để các lao động trong ngành điện tử hiểu được các nguy cơ của mình.
   - Theo ông Vũ Như Văn - Phó Chủ tịch Liên hiệp hội các hội khoa học và kỹ thuật, Hội khoa học – kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động Việt Nam thì giải pháp quan trọng nhất hiện nay là nâng cao công tác tuyên truyền để bản thân các doanh nghiệp ý thức được việc công khai, minh bạch các loại hóa chất độc hại trong sản xuất các sản phẩm điện tử. Đồng thời, hệ thống pháp luật về an toàn lao động cũng cần được kiện toàn hơn nữa, tăng cường thanh tra các nhà máy sản xuất và lắp ráp điện tử để có chế tài phù hợp xử lý ngay các trường hợp không công khai các hóa chất độc hại.
Mỹ Hạnh

An toàn lao động trong xây dựng- Mối lo và nguy cơ rình rập

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, lĩnh vực xây dựng bao gồm cả xây dựng công nghiệp, dân dụng, giao thông, từ thành thị, khu công nghiệp đến các vùng nông thôn, các công tŕnh xây dựng đă làm thay đổi bộ mặt đất nước.

1) Nguyên nhân gây ra các sự cố trong xây dựng

   a - Trước hết xem xét ở khía cạnh đấu thầu các công trình xây dựng.

   - Trong bối cảnh “ ngành ngành làm xây dựng, nhà nhà làm xây dựng”, “mật ít, ruồi nhiều” các doanh nghiệp xây dựng cố sức thả thầu với giá thấp nhất miễn sao giành được công trình đă, còn thi công ra sao “hậu xét”. Và hậu quả của việc “thắng thầu bằng mọi giá” là các công trình thi công với chất lượng kém, chưa bàn giao đă hỏng, hoặc đang làm thì bỏ dở vì hết tiền… nhưng hậu quả hứng chịu đầu tiên và nặng nề nhất chính là người lao động tại đây: thu nhập thấp, điều kiện lao động không đảm bảo, công tác an toàn lao động bị buông lỏng, thậm chí có nơi công tác này không được để ý tới.

   b - Về cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp xây dựng.

   - Qua khảo sát chúng tôi thấy thị trường lao động ngành xây dựng hết sức “mở”: Hầu hết các công trình xây dựng chỉ có biên chế cứng là các cán bộ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ, công nhân vận hành các máy, thiết bị cơ giới và một số rất ít thợ lành nghề; còn phần lớn thợ từ loại cần một chút tay nghề như xây, trát, ốp, kè, sơn vôi… đến loại lao động giản đơn như trộn bê tông, đào móng, đắp nền, gia công cốt thép. v.v đều được “điều tiết” một cách tự do. Họ tự tìm đến hoặc người sử dụng lao động (nôm na là chủ thầu công tŕnh) tìm đến họ khi công việc cần.
   - Thực tế cho thấy phần lớn người lao động chỉ được ký hợp đồng ngắn hạn. Có những công trình lớn kéo dài nhiều năm, không hiếm người lao động có đến vài ba, thậm chí ngót chục hợp đồng lao động ngắn hạn được ký! Với những hợp đồng ngắn hạn này, người lao động bị thiệt thòi rất nhiều mà trước hết là các chế độ về bảo hộ lao động, bảo hiểm xă hội, bảo hiểm y tế…
   - Việc huấn luyện về an toàn lao động trên các công trình xây dựng hầu như rất sơ sài: những điều sơ đẳng nhất cũng ít khi được người phụ trách phổ biến mà hầu như ai đă làm việc nhiều hoặc lâu thì tự mình rút cho mình kinh nghiệm, ai là lao động thời vụ thì nhìn người cũ mà bắt chước! Chính sự bất cập về hiểu biết và trình độ tay nghề này mà đă có trường hợp máy móc và con người “ông chẳng, bà chuộc” dẫn đến tai nạn như vận thăng chỉ được phép chở hàng nhưng lại chở người bị rơi làm chết vài người một lúc, máy gạt cán chết công nhân, băng tải kẹt chết người vận hành…
   - Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trên các công trường xây dựng rất thiếu thốn. đơn giản như mũ bảo hộ không phải công trường nào cũng có; quần áo thì hầu như ai có gì mặc nấy. Có không ít trường hợp ngày ra quân khởi công công tŕnh, công nhân đội mũ, quần áo bảo hộ đồng phục in tên hoặc logo doanh nghiệp chỉnh tề, nhưng sau lễ khởi công những thứ đó thu lại cất đi để giành cho lễ khởi công khác!

   c - Về đơn giá định mức trong xây dựng cơ bản

   - Vấn đề này hiện nay khá bất cập và chưa sát thực tế nên người sử dụng lao động khó có nguồn để cải thiện điều kiện lao động, mua sắm đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Đơn giá nhân công thấp, người sử dụng lao động buộc phải tìm cách lấy chỗ này bù chỗ kia, tiết kiệm đến mức không còn gì để tiết kiệm được nữa, đặc biệt là các chi phí cho công tác an toàn lao động. Chính đây cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tiêu cực trong xây dựng cơ bản như khai sai, khai khống khối lượng.

   d - Về công nhân lao động trong ngành xây dựng.

   - Cùng với sự bùng nổ về số lượng các doanh nghiệp xây dựng thuộc đủ mọi thành phần kinh tế thì kéo theo sự gia tăng đến chóng mặt số lượng người lao động trong lĩnh vực xây dựng.
   - Có lẽ không có ngành nào mà người lao động lại đa dạng về nguồn gốc xuất sứ, độ tuổi, tay nghề như trong ngành xây dựng: người trẻ khoẻ thì làm việc trên cao, có tay nghề thì làm các việc phức tạp, đàn bà, trẻ vị thành niên đánh vữa, làm các việc phục vụ. Điều kiện ăn ở cực kỳ khó khăn, tạm bợ: lán trại chật chội, nóng nực, ẩm thấp…
   - Khái niệm “công nhân” trong xây dựng về mặt thuần có lẽ chỉ tồn tại ở một số nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng và một số nhỏ vận hành máy móc. Số đông còn lại là những người lao động tự do chủ yếu xuất thân từ các vùng quê; họ đến các công trình khi ở quê nhà đã nông nhàn hoặc ruộng đất đã bị thu hẹp trong quá tŕnh chuyển đổi cơ cấu, đô thị hoá, lực lượng lao động nơi thôn quê dư thừa.
   - Không có gì ngạc nhiên khi vào các dịp lễ hội ở các làng quê, mùng năm tháng năm, ngày rằm tháng bảy… các công trình từ nhỏ đến lớn (kể cả các công trình được gọi là trọng điểm quốc gia) vắng như chùa Bà Đanh vì công nhân còn “bận” về chơi lễ hội, ăn rằm hoặc về giúp đỡ công việc đồng áng cho gia đình. Có những công trình sau Tết đến ngoài rằm tháng giêng vẫn chưa tái khởi động thi công được v́ công nhân ở quê chưa lên. Đặc biệt điều này rất phổ biến ở các tỉnh phía bắc.

2) Công tác an toàn vệ sinh lao động trong xây dựng

   - Mục tiêu của công tác an toàn vệ sinh lao động trong xây dựng nói riêng, trong sản xuất kinh doanh nói chung là làm sao để người sử dụng lao động, người lao động hiểu biết, chấp hành các quy định, kỷ luật lao động, tuân thủ công nghệ.. để ngăn ngừa tai nạn lao động, đặc biệt là tai nạn lao động chết người. Điều này trong xây dựng lại càng quan trọng bởi lẽ để xảy ra tai nạn ngoài các thiệt hại về con người, vật chất, các vụ tai nạn lao động trong xây dựng còn để lại di chứng tinh thần rất lớn. Thực tế cho thấy rất nhiều công trình trụ sở cơ quan cũng như nhà ở, trong quả trình xây dựng xảy ra tai nạn lao động (đặc biệt tai nạn chết người) đă gây hậu quả xấu về tâm lý cho người sử dụng các công trình đó sau này rất lâu, nhất là ở người Á đông tâm lý đó lại càng nặng nề.  
   - Để công tác an toàn vệ sinh lao động trong xây dựng có bước cải thiện theo chúng tôi phải tập trung vào một số việc sau:
        + Đối với người sử dụng lao động: Phải tuân thủ các quy định của pháp luật về công tác an toàn vệ sinh lao động, đặc biệt phải tổ chức huấn luyện cho người lao động. Thực hiện nghiêm quy trình kỹ thuật trong quá trình thi công, kể cả các biện pháp thật nghiêm khắc đối với người lao động. Có các biện pháp thường xuyên kiểm tra độ an toàn của máy móc, thiết bị.  Không được chạy theo lợi nhuận mà nơi lỏng việc này và khoán trắng cho người lao động.
        + Đối với người lao động: Phải ý thức được nguy cơ có thể xảy ra tai nạn ở công việc của ḿnh để tìm hiểu, học hỏi nâng cao hiểu biết và từ đó biết cách đề phòng. Phải chấp hành nghiêm kỷ luật lao động; phải ý thức được việc mình làm và hậu quả nếu mình vi phạm, làm sai. Không nên quá chạy theo đồng tiền mà coi thường bất chấp tính mạng.
        + Đối với cơ quan quản lý: Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và phải làm thật gắt gao. Xử lý thật nghiêm các vi phạm về an toàn lao động (kể cả ghi vào “sổ đen” hoặc “cấm cửa” nhà thầu nào hay để xảy ra tai nạn lao động hoặc sự cố). Thường xuyên rà soát để bổ sung, điều chỉnh đơn giá định mức xây dựng cho sát thực tế. Sửa đổi, hoàn thiện dần cơ chế đấu thầu xây dựng để làm sao vừa đạt mục đích tiết kiệm vốn đầu tư nhưng cũng không ảnh hưởng đến lợi ích của nhà thầu và người lao động (ví dụ như không chấp nhận giá bỏ thầu quá thấp dưới giá sàn, thi công dây dưa thì bị phạt…).
Hy vọng với các biện pháp thật quyết liệt, an toàn lao động trong xây dựng nói riêng, trong sản xuất nói chung sẽ được cải thiện, góp phần ngăn ngừa và tiến tới giảm thiểu tai nạn lao động - nguy cơ và mối lo của cả xã hội./.

Ý nghĩa, mục đích của an toàn vệ sinh lao động là gì?

Người lao động khi làm việc sẽ chịu tác động của các yếu tố điều kiện lao động, trong đó có những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại gây bất lợi cho bản thân người lao động, có thể gây ra tai nạn lao động, ảnh hưỏng xấu đến sức khỏe người lao động. Do đó cần phải được bảo vệ tránh những tác động của các yếu tố này.
Các yếu tố điều kiện lao động là tồn tại khách quan. Do đó bảo hộ lao động là yêu cầu khách quan của hoạt động sản xuẩt kinh doanh.
quy định bảo hộ lao động   đồ bảo hộ lao động

Công tác AT-VSLĐ có mục đích :

  • Bảo đảm an toàn thân thể của người lao động, không để xảy ra tai nạn lao động.
  • Bảo đảm người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh nghề nghiệp do tác động nghề nghiệp.
  • Bồi dưỡng hồi phục kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động.

Ý nghĩa công tác AT-VSLĐ :

  • Thể hiện quan điểm chính trị: xã hội coi con người là vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển, con người là vốn quý nhất của xã hội phải luôn luôn được bảo vệ và phát triển.
  • Ý nghĩa về mặt xã hội: người lao động là tế bào của gia đình, tế bào của xã hội. Bảo hộ lao động là chăm lo đến đời sông, hạnh phúc của người lao động là góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội,
  • Lợi ích về kinh tế : thực hiện tốt bảo hộ lao động sẽ mang lại lợi ích kinh tế rõ rệt, sản xuất có năng suất cao, hiệu quả, giảm chi phí do chữa bệnh, chi phí thiệt hại do tai nạn lao động.v.v…
  • Như vậy thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động là thể hiên quan tâm đầy đủ về sản xuất, là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển bền vững và đem lại hiệu quả cao.

An toàn lao động là gì?

  • Là tình trạng điều kiện lao động không gây nguy hiểm trong sản xuất. Bao gồm những nội dung về kỹ thuật an toàn, chính sách pháp luật về an toàn.
  • Mục tiêu của an toàn lao động là phòng ngừa yếu tố nguy hiểm trong sản xuất, ngăn ngừa tai nạn lao động.

Vệ sinh lao động là gì?

Là hệ thống các biện pháp và phương tiện nhằm phòng ngừa tác động của yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động. Mục tiêu của vệ sinh lao động là bảo vệ sức khỏe người lao động.

Tính chất công tác BHLĐ :

  • Tính pháp luật : quy định về AT-VSLĐ là quy định luật pháp, bắt buộc phải thực hiện. Mọi trường hợp vi phạm tiêu chuẩn, quy phạm về ATLĐ, VSLĐ đều là hành vi vi phạm pháp luật về BHLĐ.
  • Tính khoa học công nghệ : AT-VSLĐ gắn liền với sản xuất do vậy khoa học về AT-VSLĐ phăi gắn liền với khoa học công nghệ sản xuất.
  • Tính quần chúng : người lao động là người trực tiếp thực hiện quy phạm, tiêu chuẩn, quy trình về AT-VSLĐ, là người có điều kiện phát hiện các yếu tố nguy hại của quá trình sản xuất để đề xuất khắc phục hoặc tự giải quyết nguy cơ phòng ngừa TNLĐ, BNN.

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động

Năng suất lao động là yếu tố trung tâm chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Toàn bộ những nhân tố tác động đến đầu ra và đầu vào đều là những nhân tố tác động đến năng suất lao động.

Yếu tố gắn liền với sự phát triển và sử dụng tư liệu sản xuất

Các yếu tố này bao gồm : Khoa học, kỹ thuật, công nghệ sản xuất, năng lượng, nguyên vật liệu, cơ sở hạ tầng
  Trong đó khoa học kỹ thuật, công sản xuất có vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động, đây là yếu tố mạnh mẽ nhất làm tăng năng suất lao động. Trình độ kỹ thuật của sản xuất được biểu hiện thông qua tính năng của công cụ sản xuất, trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng lao động, các quá trình công nghệ sản xuất. Ngày nay, ai cũng thừa nhận máy móc hiện đại là yếu tố mạnh mẽ làm tăng năng suất lao động. Thật vậy sự phát triển của lực lượng sản xuất thường bắt đầu từ sự thay đổi của công cụ sản xuất, lấy máy móc thay thế cho lao động thủ công, lấy máy móc hiện đại thay thế cho máy cũ.
Tính năng nâng cao trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng lao động được thể hiện ở chỗ : Nó ứng dụng rộng rãi các nguyên vật liệu mới, có những tính năng cao hơn, giá rẻ hơn, tiết kiệm nguyên vật liệu, tiết kiệm lao động, trong một đơn vị thời gian sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn. Nõ không chiụ tác động các giới hạn sinh lý như con người, cho nên khả năng tăng năng suất lao động lớn.
Một nguyên nhân làm cho năng suất lao động xã hội ở Việt Nam còn thấp là do trình độ ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất còn thấp, lao động thủ công còn nhiều.
Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động. Cơ sở vật chất - kỹ thuật đó biểu hiện thông qua các ngành năng lượng, cơ khí, luyện kim, hoá học, giao thông vận tải và hệ thống thông tin, liên lạc. Đó là các yếu tố gắn với sự phát triển kinh tế, muốn tăng nhanh năng suất lao động xã hội cần phải đặc biệt quan tâm.

Yếu tố gắn liền với con người và quản lý con người

Các yếu tố gắn với bản thân người lao động

Lao động là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất tác động đến năng suất lao động. Năng suất lao động của mỗi quốc gia, ngành và doanh nghiệp phụ thuộc lớn vào trình độ văn hoá, chuyên môn, tay nghề, kỹ năng, năng lực của đội ngũ lao động.
Trình độ văn hoá : là sự hiểu biết cơ bản của người lao động về tự nhiên và xã hội.Trình độ văn hoá tạo ra khả năng tư duy và sáng tạo cao. Người có trình độ văn hóa sẽ có khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời trong quá trình làm việc họ không những vận dụng chính xác mà còn linh hoạt và sáng tạo các công cụ sản xuất để tạo ra hiệu quả làm việc cao nhất.
Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết khả năng thực hành về chuyên môn nào đó ,có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc một chuyên môn nhất định. Sự hiểu biết về chuyên môn càng sâu, các kỹ năng, kỹ xảo nghề càng thành thạo bao nhiêu thì thời gian hao phí của lao động càng được rút ngắn từ đó góp phần nâng cao năng suất lao động
Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn có ảnh hưởng lớn đối với năng suất lao động của con người.Trình độ văn hoá tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Còn sự hiểu biết về chuyên môn càng sâu, các kỹ năng, kỹ sảo nghề càng thành thạo bao nhiêu thì thời gian hao phí của lao động càng được rút ngắn từ đó góp phần nâng cao năng suất. Trình độ văn hoá và chuyên môn của người lao động không chỉ giúp cho người lao động thực hiện công việc nhanh mà góp phần nâng cao chất lượng thực hiện công việc.
Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khoa học ngày càng phát triển với tốc độ nhanh, các công cụ đưa vào sản xuất ngày càng hiện đại, đòi hỏi người lao động có trình độ chuyên môn tương ứng. Nếu thiếu trình độ chuyên môn người lao động sẽ không thể điều khiển được máy móc, không thể nắm bắt được các công nghệ hiện đại.
Tình trạng sức khoẻ: Trạng thái sức khoẻ có ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động. Nếu người có tình trạng sức khoẻ không tốt sẽ dẫn đến mất tập trung trong quá trình lao động, làm cho độ chính xác của các thao tác trong công việc giảm dần, các sản phẩm sản xuất ra với chất lượng không cao, số lượng sản phẩm cũng giảm , thậm chí dẫn đến tai nạn lao động.
Thái độ lao động : Thái độ lao động là tất cả những hành vi biểu hiện của người lao động trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất và kinh doanh. Nó có ảnh hưởng quyết định đến khả năng, năng suất và chất lượng hoàn thành công việc của người tham gia lao động. nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu khác nhau, cả khách quan và chủ quan nhưng chủ yếu là:
- Kỷ luật lao động: Là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của lao động mà tổ chức xây dựng nên dựa trên những cơ sở pháp lý và các chuẩn mực đạo đức xã hội. Nó bao gồm các điều khoản quy định hành vi lao động trong lĩnh vực có liên quan đến thực hiện nhiệm vụ như số lượng, chất lượng công việc, an toàn vệ sinh lao động, giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi, các hành vi vi phạm pháp luật lao động, các hình thức xử lý vi phạm kỷ luật…
- Tinh thần trách nhiệm: Được hình thành dựa trên cơ sở những ước mơ khát khao, hy vọng của người lao động trong công việc cũng như với tổ chức. Trong tổ chức, nếu người lao động thấy được vai trò, vị thế, sự cống hiến hay sự phát triển, thăng tiến của mình được coi trọng và đánh giá một cách công bằng, bình đẳng thị họ cảm thấy yên tâm, phấn khởi, tin tưởng vào tổ chức, Đây là cơ sở để nâng cao tính trách nhiệm, sự rèn luyện, phấn đấu vươn lên, cố gắng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động
- Sự gắn bó với doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp ngoài mục đích lao động để kiếm sống họ còn coi tổ chức như một chỗ dựa vững chắc về vật chất và tinh thần. Nếu quá trình lao động và bầu không khí trong tập thể lao động tạo ra cảm giác gần gũi, chan hoà, tin tưởng lẫn nhau giữa những người công nhân, tạo cảm giác làm chủ doanh nghiệp, có quyền quyết định đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra tính độc lập tự chủ sáng tạo, được quan tâm chăm lo đến đời sống và trợ giúp khi gặp khó khăn… thì ngươi lao đốngẽ có lòng tin, hy vọng, sự trung thành và gắn bó với doanh nghiệp
- Cường độ lao động cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ người lao động và từ đó ảnh hưởng tới năng suất lao động.

Các yếu tố gắn với tổ chức lao động

    Trình độ và khả năng tổ chức lao động của mỗi doanh nghiệp có tác động mạnh mẽ tới năng suất lao động thông qua việc xác định phương hướng phát triển, phân công lao động, chế độ tiền lương, tiền thưởng, tổ chức phục vụ nơi làm việc…
Phân công lao động: “Là sự chia nhỏ toàn bộ các công việc được giao cho từng người hoặc tưng nhóm người lao động thực hiện”
    Về bản chất thì đó là quá trình gắn từng người lao động với những nhiệm vụ phù hợp với khả năng của họ. Thực chất của phân công lao động là sự tách biệt, cô lập các chức năng lao động riêng biệt và tạo nên các quá trình lao động độc lập và gắn chúng với từng người lao động, đấy chính là sự chuyên môn hoá (cho phép tạo ra những công cụ chuyên dùng hợp lý và hiệp tác lao động có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng năng suất lao động
Tiền lương, tiền thưởng : Đây là một yếu tố quan trọng góp phần tạo động lực thúc đẩy người lao động làm việc nâng cao năng suất lao động. Tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của người lao động. Phấn đấu nâng cao tiền lương là mục đích của hết thảy mọi người lao động.mục đích này tạo động lực để người lao động phát triển trình độ và khả năng lao động của mình.
- Tiền lương: “Là số lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo giá trị sức lao động đã hao phí trong những điều kiện xã hội nhất định trên cơ sở thoả thuận của hai bên trong hợp đồng lao động”
Số tiền này nhiều hay ít còn phụ thuộc vào năng suất lao động, hiệu quả làm việc, trình độ hay kinh nghiệm làm việc … Trong quá trình lao động. Nhưng cái mà người lao động các loại hàng hoá dịch vụ cần thiết mua được từ số tiền đó, chính là tiền lương thực tế. Tiền lương phản ánh đóng góp nhiều cho xã hội và càng thể hiện giá trị xã hội trong cuộc sống của người lao động. Do vậy tiền lương thoả đáng sẽ là động lực để người lao động làm việc hiệu quả và đạt năng suất lao động cao
- Tiền thưởng: Là số tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động trong những điều kiện đặc biệt theo sự thoả thuận của hai bên hoặc theo sự tự nguyện của bên sử dụng lao động trong các trường hợp như: Khi công nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tiết kiệm được nguyên vật liệu, có những sáng kiến sáng tạo trong hoạt động lao động… Nếu tiền thưởng đảm bảo gắn trực tiếp với thành tích của người lao động, gắn với hệ thống chỉ tiêu được nghiên cứu, phân loại cụ thể và mức thưởng có giá trị tiêu dùng trong cuộc sống thì tiền thưởng sẽ là công cụ để người sử dụng lao động kích thích sự hăng say, gắn bó, sự tích cực, tinh thần trách nhiệm, năng suất và hiệu quả của người lao động
Ngoài tiền lương, tiền thưởng các phúc lợi xã hội cũng góp phần thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. Phúc lợi xã hội là phần thù lao gián tiếp đượctrả dưới dạng các bổ trợ về cuộc sống cho người lao động. Phúc lợi xó thể là tiền, vật chất hoặc những điều kiện thuận lợi mà người sử dụng lao động cung cấp cho người lao động trong những điều kiện bắt buộc hay tự nguyện để động viên hoặc khuyến khích và đảm bảo anh sinh cho người lao động. Phúc lợi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cũng như góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, từ đó thúc đẩy và nâng cao năng suất lao động.
Tổ chức phục vụ nơi làm việc: Nơi làm việc là không gian sản xuất được trang bị máy móc thiết bị, phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để người lao động hoàn thành các nhiệm vụ sản xuất đã định, là nơi diễn ra các quá trình lao động. Nơi làm việc là nơi thể hiện rõ nhất khả năng sáng tạo và nhiệt tình của người lao động.Tổ chức phục vụ nơi làm việc là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lao động của con người. Nơi làm việc được tổ chức một cách hợp lý và phục vụ tốt góp phần bảo đảm cho người lao động có thể thực hiện các thao tác trong tư thế thoải mái nhất. vì vậy tiến hành sản xuất với hiệu quả cao, nâng cao năng suất lao động
Thái độ cư xử của người lãnh đạo :Lãnh đạo là việc định ra chủ trương, đường lối, nguyên tăc hoạt động của một hệ thống các điều kiện môi trường nhất định.Lãnh đạo là một hệ thống cá tổ chức bao gồm người lãnh đạo, người bị lãnh đạo,mục đích của hệ thống, các nguồn lực và môi trường.
Người lãnh đạo là một trong các yếu tố quan trọng của hệ thống lãnh đạo,là người ra mệnh lệnh, chỉ huy điều khiển những nguời khác thực hiện các quyết định đề ra nhằm đảm bảo giải quyết tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức hoạt động và hoàn thiện bộ máy quản lý. Người lãnh đạo có vai trò rất quan trọng trong tổ chức, họ quản lý tập thể bằng quyền lực và uy tín của mình. Quyền lực là những quyền hạn của người lãnh đạo trong khuôn khổ quyền hạn của nhà nước hoặc tập thể trao cho người lãnh đạo.Uy tín là khả năng thu phục các thành viên dưới quyền, nó gắn liền với những phẩm chất tài và đức của người lãnh đạo. Phong cách, phương pháp cũng như thái độ của người lãnh đạo quyết định đến sự phát triển của các tổ chức. Với phong cách uy quyền tức là người lãnh đạo hành động độc đoán, khi ra quyết định không tham khảo ý kiến của bất kỳ ai, dẫn đến việc ra lệnh cứng nhăc, không tôn trọng ý kiến của tập thể thì nhân viên thường không làm việc tự giác và độc lập, không phát huy được tính sáng tạo và hứng thú trong lao động, cuối cùng có tác động xấu đến tập thể. Với phong cách dân chủ tự do tức là người lãnh đạo trao quyền chủ động sáng tạo, độc lập tối đa và tự do hành động cho nhân viên để hoàn thành nhiệm vụ, đồng thời cung cấp những thông tin cần thiết để họ có ý kiến đóng góp và tham gia vào quá trình xây dựng, phát triển tổ chức. Việc lựa chọn phong cách này hay phong cách lãnh đạo khác có một ý nghĩa quan trọng đối với việc cũng cố giáo dục tập thể lao động. Mỗi phong cách lãnh đạo có đặc thù riêng và thích ứng với từng điều kiện và hoàn cảnh cụ thể.Phong cách lãnh đạo khác nhau tạo ra thái độ của người lãnh đạo khác nhau. Thái độ của người lãnh đạo ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa người lãnh đạo với tập thể, đóng vai trò to lớn trong việc xây dựng và cũng cố tâp thể vững mạnh từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc và năng suất lao động .Vì vậy người lãnh đạo phải hiểu rõ bản chất và vận dụng các phong cách lãnh đạo trong những hoàn cảnh cụ thể, chính xác và hiệu quả.
Bầu không khí của tập thể: Tập thể lao động là nhóm người mà tất cả các thành viên trong quá trình thực hiện những trách nhiệm của mình hợp tác trực tiếp với nhau, luôn có sự liên quan cà tác động qua lại lẫn nha. Mức độ hoạt động, hoà hợp về các phẩm chất tâm lý cá nhân của mọi người trong tập thể lao động được hình thành từ thái độ của mọi người đối với công việc, bạn bè, đồng nghiệp và người lãnh đạo tạo nên bầu không khí của tập thể. Trong tập thể lao động luôn có sự lan truyền cảm xúc từ người này sang người khác, nó ảnh hưởng rất lớn đến trạng thái tâm lý, thái độ đổi với lao động , với ngành nghề và với mỗi thành viên. Từ đó ảnh hưởng tới năng suất lao động và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các yếu tố thuộc về môi trường lao động

Môi trường tự nhiên

Thời tiết và khí hậu có ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất lao động. Nó tác động đến năng suất lao động một cách khách quan và không thể phủ nhận. Thời tiết và khí hậu của các nước nhiệt đới khác với các nước ôn đới và hàn đới, do đó ở các nước khác nhau có những thuận lợi và khó khăn khác nhau trong sản xuất. Và ở mỗi một ngành sản xuất thì nó tác động khác nhau. Trong nông nghiệp thì độ phì nhiêu của đất, của rừng, của biển khác nhau sẽ đưa lại năng suất khác nhau.Trong công nghiệp khai thác mỏ thì các vấn đề như hàm lượng của quặng, độ nông sâu của các vỉa than, vỉa quặng, trữ lượng của các mỏ đều tác động đến khai thác, đến năng suất lao động. Con người đã có nhiều hoạt động nhằm hạn chế các tác động có hại của thiên nhiên đến sản xuất và đạt được kết quả rõ rệt như trong dự báo thời tiết, trong diệt trừ côn trùng phá hoại mùa màng .. Tuy nhiên, vẫn chưa khắc phục được hết. vì thế yếu tố thiên nhiên là yếu tố quan trọng, cần phải đặc biệt tính đến trong các ngành như nông nghiệp, khai thác và đánh bắt hải sản, trồng rừng, khai thác mỏ và một phần nào trong ngành xây dựng.

Điều kiện lao động

Quá trình lao động của con người bao giờ cũng diến ra trong môi trường sản xuất nhất định, mỗi môi trường khác nhau lại có các nhân tố khác nhau tác động đến người lao động, mỗi nhân tố khác nhau lại có mức độ tác động khác nhau, tổng hợp các nhân tố ấy tạo nên điều kiện lao động.các nhân tố tích cực tạo ra điều kiện thuận lợi còn nhân tố tiêu cực tạo ra điều kiện không thuận lợi cho con người trong quá trình lao động. “ Điều kiện lao động là tổng hợp các yếu tố của môi trường làm việc tác động tới sức khoẻ và khả năng thực hiện công việc của người lao động”. cụ thể là cường độ chiếu sáng, độ ẩm, tiếng ồn, độ rung, bụi, các chất độc hại ảnh hưởng tới con người. Nếu nơi làm việc có điều kiện làm việc không tốt như quá sáng hoặc quá tối sẽ ảnh hưởng đến thị giác của người lao động, giảm khả năng lao động. Hoặc nơi làm việc có môi trường bị ô nhiễm, mức độ an toàn không cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động. Mặt khác, làm cho người lao động có cảm giác không yên tâm nên không chuyên tâm vào công việc, làm giảm năng suất lao động.

Năng suất lao động và sự cần thiết phải nâng cao năng suất lao động

Năng suất lao động và sự cần thiết phải nâng cao năng suất lao động

1/ Yếu tố gắn liền với phát triển và sử dụng các tư liệu sản xuất

   - Các yếu tố này bao gồm: hiện đại hoá thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật, nguyên-nhiên-vật liệu, …
   - Đây là yếu tố mạnh nhất làm tăng năng suất lao động. Trình độ kỹ thuật của sản xuất được biểu hiện thông qua tính năng của công cụ sản xuất, trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng lao động, các quá trình công nghệ sản xuất. Tính năng của công cụ sản xuất là mực thước quan trọng nhất để đo trình độ kỹ thuật sản xuất. Ngày nay ai cũng thừa nhận, máy móc hiện đại là yếu tố mạnh mẽ nhất làm tăng năng suất lao động. Sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội thường bắt đấu từ sự thay đổi và phát triển của công cụ sản xuất, lấy máy móc thay thế cho lao động thủ công, lấy máy móc hiện đại thay thế cho máy móc cũ.
   - Nâng cao trình độ sáng chế và sử dụngcác đối tượng lao động biểu hiện ở chỗ ứng dụng rộng rãi các nguyên vật liệu mới , có những tính năng cao hơn, giá rẻ hơn thay thế các nguyên vật liệu cũ.
   - Đối với Việt Nam, một nguyên nhân làm cho năng suất lao động nước ta còn thấp là do trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn thấp,lao động thủ công còn nhiều, đặc biệt là trong ngành nông nghiệp, dẫn đến khă năng tăng năng suất lao động còn thấp.
   - Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân nhiều ý nghĩa lớn đối với phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động. Cơ sở vật chất kỹ thuật đó biểu hiện thông qua các ngành luyện kim, cơ khí ,hoá học, năng lượng, thông tin liên lạc, giao thông vận tải,… Đây là các yếu tố gắn với tư liệu sản xuất mà bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển xã hội và tăng nhanh năng suất lao động đều phải quan tâm.

2/ Yếu tố gắn liền con người và quản lý con người

   - Yếu tố này bao gồm: trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn của người lao động, tình trạng sức khoẻ, thái độ làm việc của người lao động, sủ dụng lao động và thời gian lao động của công nhân,điều kiện làm việc, tổ chức và phục vụ nơi làm việc, hoàn thiện bộ máy quản lý… Đây là yếu tố hàng đầu không thể thiếu để làm tăng năng suất lao động
   - Đi đôi với tiến bộ kỹ thuật cần nâng cao trình độ quản lý con người, như phân công và hiệp tác lao động, sự phân bố hợp lý lực lượng sản xuất và nguồn nhân lực… đều là các yếu tố làm tăng năng suất lao động xã hội.
   - Trình độ văn hoá của người lao động là sự hiểu biết kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội của người lao động (thể hiện qua bầng cấp). Trình độ văn hoá càng cao thì khả năng tiếp thu và vận dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cao, qua đó ảnh hưởng tích cực tới năng suất lao động.
   -Trình độ chuyên môn của người lao động thể hiện qua sự hiểu biết, kỹ năng, kỹ xảo thực hiện công việc nào đó, biểu hiện trình độ đào tạo tại các trường đào tạo nghề,các trường cao đẳng, đại học,trung cấp… Trình độ chuyên môn càng sâu, nắm bắt các kỹ năng, kỹ xảo càng thành thạo thì thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm càng được rút ngắn, góp phần nâng cao năng suất lao động.
   - Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn của người lao động có ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động. Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ cao, công cụ đưa vào sản xuất ngày càng hiện đại, đòi hỏi người lao động phải có một trình độ chuyên môn tương ứng để có khả năng sử dụng, điều khiển máy móc trong sản xuất. Nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn của con người có ý nghĩa lớn đối với tăng năng suất lao động. Đây là một yếu tố không thể thiếu được, bởi vì dù khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ cao và đưa vào sản xuất các loại công cụ hiện đại, thì càng đòi hỏi người lao động có trình độ chuyên môn tương ứng. Nếu thiếu người lao động có trình độ chuyên môn tương ứng thì không thể điều khiển được máy móc, không thể nắm bắt đưực các công nghệ hiện đại
   - Tình trạng sức khoẻ : Sức khoẻ của người lao động thể hiện qua chiều cao, cân nặng, tinh thần, trạng thái thoaỉ mái về thể chất, tình trạng sức khoẻ ảnh hưởng tới năng xuất của người lao động. Người lao động có tình trạng sức khoẻ tốt sẽ hoàn thành công việc với chất lượng cao hơn. Ngược lại, nếu người lao động có trạng thái sức khoẻ không tốt sẽ dẫn đến sự mất tập trung trong quá trình lao động làm cho độ chính xác của các thao tác càng kém, là nguyên nhân dẫn tới hiệu quả thấp trong lao động.
   - Thái độ lao động thể hiện qua tinh thần trách nhiệm trong công việc, kỷ luật lao động cao … một người có thái độ lao động tốt tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, thực hiện nghiêm túc các quy định trong lao động sẽ hoàn thành tốt công việc, đảm bảo an toàn trong lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm…
   - Ngược lại một người có thái độ lao động không tốt, không nghiêm túc trong quá trình lao động, coi thường các quy định trong lao động, thường xuyên vi phạm kỷ luật lao động sẽ làm giảm hiệu quả lao động dẫn đến giảm năng suất lao động.
   - Cường độ lao động: Mức độ khẩn trương về lao động. Trong cùng một thời gian, mức chi phí năng lượng cơ bắp, trí não, thần kinh của con người càng nhiều thì cường độ lao động càng cao.
   - Cường độ lao động cao ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người lao động, do sự hao phí lao động trong một đơn vị thời gian lớn làm cho người lao động cảm thấy mệt mỏi, qua đó ảnh hưởng tới chất lượng và số lượng sản phẩm, đồng thời ảnh hưởng tới năng suất lao động.
   - Phân công lao động: Là quá trình bóc tách những hoạt động lao động chung thành những hoạt động lao động riêng lẻ, các hoạt động riêng lẻ này được thực hiện độc lập với nhau để gắn với một người hoặc một nhóm người có khả năng phù hợp với công việc được giao. Sự phân công lao độnglàm thu hẹp phạm vi hoạt động giúp người lao động thành thạo nhanh chóng trong công việc, từ đó tiết kiệm được thời gian lao động. Khi người lao động được phân công làm những công việc cụ thể, rõ ràng và phù hợp với năng lực của họ thì họ sẽ phát huy được khả năng vàlàm tốt công việc của mình, qua đó làm tăng năng suất lao động.
   - Hiệp tác lao động: Là quá trình phối hợp các hoạt động lao động riêng rẽ, những chức năng cụ thể của cá nhân hoặc của nhóm người lao động nhằm đảm bảo cho hoạt động chung của tập thể được nhịp nhàng, đồng bộ, liên tục để đạt được mụctiêu chung của tập thể. Hiệp tác lao động tốt thúc đẩy quá trình sản xuất, đảm bảo cho qúa trình sản xuất diễn ra thuận lợi, đạt mụch tiêu của doanh nghiệp, qua đó thúc đẩy quá trình tăng năng suất lao động.
   - Tổ chức và phục vụ nơi làm việc: Nếu tổ chức nơi làm việc một cách hợp lý, đảm bảo phục vụ tốt quá trình sản xuất của người lao động như: Bố trí khoảng cách giữa các máy sản xuất, bố trí vị trí các công cụ làm việc sao cho thuận tiện nhất để người lao động có thể lấy các dụng cụ làm việc một cách dễ dàng, đảm bảo cho người lao động có thể làm việc trong các tư thế thoải mái, đảm bảo độ an toàn. Từ đó giúp người lao động tạo hứng thú trong công việc và yên tâm khi làm việc, góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động.
   - Điều kiện lao động: Điều kiện làm việc ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người lao động, do đó nó ảnh hưởng tới khả năng lao động của họ. Điều kiện làm việc bao gồm các yếu tố như: Độ ẩm, tiếng ồn, ánh sáng, độ bụi, độ rung, nồng độ các chất độc hại trong không khí…Ngoài ra điều kiên lao động còn các yếu tố như bầu không khí làm việc, cách quản lý của người lãnh đạo đối với nhân viên…Nếu Công ty, doanh nghiệp nào có điều kiện làm việc không tốt là nguyên nhân làm giảm năng suất lao động của Công ty, doanh nghiệp đó. Cụ thể như: những nơi làm việc có tiếng ồn lớn thường gây đau đầu, căng thẳng khiến người lao động mất tập trung trong khi làm việc, nơi có độ sáng quá sáng hoặc quá tối đều làm giảm thị lực của người lao động, nơi có nhiều chất độc hại trong không khí như các mỏ khai thác than, các nhà máy hoá chất…thường gây cho người lao động các bệnh về đường hô hấp…Tóm lại điều kiện làm việc không tốt là nguyên nhân hạ thấp năng suất lao động, do đó các nhà quản lý cần quan tâm đến yếu tố này để khai thác khả năng tiềm tàng của lao động sống và làm tăng năng suất lao động.
   - Hệ thống tiền lương, tiền thưởng: Tiền lương, tiền thưởng tác động trực tiếp tới lợi ích của người lao động, do đó nó là yếu tố quan trọng tạo động lực làm việc cho người lao động. Tiền lương là phần thu nhập chính của đa số người lao động để trang trải cho những chi phí trong cuộc sống, nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của họ. Phấn đấu để đạt mức lương cao hơn là mục tiêu của đa số người lao động. Tiền lương phải đảm bảo công bằng tức lương phải phản ánh được sức lao động của người lao động thì mới có thể tạo động lực làm việc cho người lao động, đồng thời là nhân tố làm tăng năng suất lao động.

3/ Yếu tố gắn liền với điều kiện tự nhiên

   - Vai trò của các điều kiện thiên nhiên đối với năng suất lao động là khách quan và không thể phủ nhận. Thời tiết và khí hậu của mỗi nước là khác nhau do đó ảnh hưởng tới năng suất lao động cũng khác nhau.
   - Những nước có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển sản xuất các ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp sẽ đưa lại năng suất lao động cao cho các nghành này.
   - Đối với các nước có thời tiết, khí hậu khắc nghiệt là điều khó khăn trong sản xuất. Trong nông nghiệp, độ phì nhiêu tự nhiên của đất, rừng, biển khác nhau đem lại sự chênh lệch cho cây trồng, năng suất đánh bắt cá, năng suất tăng trưởng và khai khác rừng rõ rệt. Trong công nghiệp khai thác mỏ, các vấn đề như hàm lượng của quặng, chữ lượng các mỏ … tác động đến khả năng khai thác do đó tác động đến năng suất lao động. Ở những nước mà có nhiều các mỏ than quặng, dầu mỏ, đá quý thì phát triển nghành khai thác dầu, ngành công nghiệp kim loại làm tăng năng suất lao động trong các ngành này, và ngược lại. Con người đã có nhiều hoạt động hạn chế tác hại của thiên nhiên đến sản xuất và đạt được kết quả rõ rệt, như việc dự báo thời tiết, diệt trừ côn trùng phá hoại mùa màng … Nhưng không thể khắc phục đuợc hoàn toàn do đó yếu tố thiên nhiên vẫn là yếu tố quan trọng. Cần phải tính đến trong các ngành nông nghiệp, trồng rừng, Khai thác và đánh bắt hải sản, khai thác mỏ và cà trong ngành xây dựng.

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

NHỮNG TÁC HẠI CỦA VI KHÍ HẬU XẤU TỚI SỨC KHỎE

Các yếu tố vi khí hậu gồm các thông số của môi trường không khí: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ chuyển động của không khí và bức xạ nhiệt.

Cơ thể người có nhiệt độ không đổi khoảng 37 ± 0,50C là nhờ hai quá trình điều nhiệt hoá học và lý học dưới sự điều khiển của trung tâm điều nhiệt trong não người.
Quá trình điều nhiệt hoá học là quá trình biến đổi sinh nhiệt trong cơ thể người do sự ôxi hoá các chất dinh dưỡng, quá trình này tăng khi nhiệt độ thấp và lao động nặng, giảm khi nhiệt độ cao.
Quá trình điều nhiệt lý học là các quá trình trao đổi nhiệt giữa cơ thể người và môi trường, gồm: nhiệt bức xạ, nhiệt đối lưu, nhiệt dẫn truyền và nhiệt bay hơi mồ hôi. Các yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến khả năng điều hoà nhiệt của cơ thể.

* Những tác hại của vi khí hậu xấu tới sức khoẻ

a. Tác hại của vi khí hậu nóng
Ở nhiệt độ cao cơ thể người tăng tiết mồ hôi để duy trì cân bằng nhiệt, từ đó gây sụt cân do mất nước và mất cân bằng điện giải do mất ion K, Na, Ca, I và vitamin các nhóm C, B, PP. Do mất nước làm khối lượng, tỷ trọng, độ nhớt của máu thay đổi, tim phải làm việc nhiều hơn để thải nhiệt. Chức phận hoạt động của hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng: giảm chú ý, phối hợp động tác, giảm quá trình kích thích và tốc độ phản xạ.
Rối loạn bệnh lý thường là chứng say nóng và chứng co giật với các triệu chứng mất cân bằng nhiệt: chóng mặt, nhức đầu, đau thắt ngực, buồn nôn thân nhiệt tăng nhanh, nhịp thở nhanh, trạng thái suy nhược. Mức nặng hơn là choáng nhiệt, thân nhiệt cao 40 – 410C, mạch nhanh nhỏ, thở nhanh nông, tím tái, mất tri giác, hôn mê. Chứng co giật gây nên do mất cân bằng nước và điện giải.
b. Tác hại của vi khí hậu lạnh
Do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp, da trở nên xanh, nhiệt độ da <330C. Nhịp tim. nhịp thở giảm, nhưng mức tiêu thụ oxi lại tăng nhiều do cơ và gan phải làm việc nhiều. Khi bị lạnh nhiều cơ vân, cơ trơn đều co lại, rét run, nổi da gà nhằm sinh nhiệt.
Lạnh cục bộ làm co thắt mạch gây cảm giác tê cóng, lâm râm ngứa ở các đầu chi, làm giảm khả năng vận động, mất cảm giác sau đó sinh chứng đau cơ, viêm cơ, viêm thần kinh ngoại biên...lạnh còn gây dị ứng kiểu hen phế quản, giảm sức đề kháng, giảm miễn dịch, gây viêm đường hô hấp trên, thấp khớp.
c. Tác hại của bức xạ nhiệt
Làm việc dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời, hoặc với kim loại nung nóng, nóng chảy, Người Lao Động bị ảnh hưởng bởi các tia bức xạ nhiệt hồng ngoại và tử ngoại. Tia hồng ngoại có khả năng gây bỏng, phồng rộp da, đâm xuyên qua hộp sọ, hun nóng tổ chức não, màng não gây các biến đổi làm say nắng. Tia hồng ngoại còn gây bệnh đục nhân mắt, sau nhiều năm tiếp xúc làm thị lực giảm dần và có thể bị mù hẳn.
        Tia tử ngoại (trong quá trình hàn, đúc...) gây bỏng da độ 1-2, với liều cao gây thoái hoá và loét tổ chức. Tia tử ngoại gây viêm màng tiếp hợp cấp tính, làm giảm thị lực, thu hẹp thị trường đó là bệnh đau mắt của thợ hàn, thợ nấu thép. Nếu bị tác dụng nhẹ, lâu ngày gây mệt mỏi, suy nhược, mắt khô, nhiều rử, thị lực giảm, đau đầu, chóng mặt. kém ăn. 

* Các biện pháp kiểm soát vi khí hậu xấu

Giá trị giới hạn tiêu chuẩn cho phép của các thông số vi khí hậu tại vị trí làm việc (Theo TCVN 5508-2009 và quyết định 3733/2002/QĐ-BYT).

Mùa
 
Loại lao động
Nhiệt độ không khí (oC)
Độ ẩm không khí (%)
Tốc độ chuyển động không khí (m/s)
Cư­ờng độ bức xạ nhiệt (W/m2)
Tối đa
Tối thiểu
Mùa lạnh
Nhẹ

20
≤ 80
0,2
0,4
35- Khi tiếp xúc trên 50% cơ thể ng­ười
Trung bình

18
 Nặng

16
0,5
70- Khi tiếp xúc trên 50% cơ thể ngư­ời
Mùa nóng
Nhẹ
34

≤ 80
1,5
100- Khi tiếp xúc trên 50% cơ thể ngư­ời
 Trung bình
32
 Nặng
30

* Biện pháp kiểm soát tác hại của vi khí hậu nóng:

- Cơ giới hoá, tự động hoá các quá trình lao động ở vị trí nhiệt độ cao, bức xạ nhiệt cao
- Cách ly các nguồn nhiệt đối lưu và bức xạ ở vị trí lao động bằng các vật liệu cách nhiệt thích hợp.
- Dùng màn nước để hấp thụ các các tia bức xạ ở trước cửa lò nung.
- Bố trí sắp đặt hợp lý các lò luyện và các nguồn nhiệt lớn cách xa nơi công nhân thao tác.
- Thiết kế, sử dụng, bảo quản hợp lý hệ thống thông gió tự nhiên và cơ khí.
- Cần qui định chế độ lao động và nghỉ ngơi thích hợp.
- Tổ chức nơi nghỉ cho người lao động làm việc ở vị trí có nhiệt độ cao.
- Tổ chức chế độ ăn, uống đủ và hợp lý.
- Cần trang bị đủ phương tiện bảo vệ cá nhân chống nóng hiệu quả.
- Tổ chức khám tuyển và khám định kỳ hàng năm để phát hiện người lao động mắc một số bệnh không được phép tiếp xúc với nóng: bệnh tim mạch, bệnh thận, hen, lao phổi, các bệnh nội tiết, động kinh, bệnh hệ thần kinh trung ương.

* Biện pháp kiểm soát tác hại của vi khí hậu lạnh:

- Tổ chức che chắn, chống gió lùa, sưởi ấm đề phòng cảm lạnh
- Trang bị đầy đủ quần, áo, mũ, ủng, giày, găng tay ấm cho người lao động.
- Quy định tổ chức chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý.
- Khẩu phần ăn đủ mỡ, dầu thực vật (35- 40% tổng năng lượng)